Tham khảo

ĐẠI ĐẠO TÍNH TU Xiển Dương Đạo Gia Việt Nam

Áp Lãng Chân Nhân chính tông đạo mạch truyền thừa chân quyết.

Tính trong tính mệnh song tu vốn chẳng xa rời thế gian. Thường nghe người xưa nay nói đến tính cách, thiên tính, tính khí. Mệnh công thì khó gặp, nếu không phải là kẻ đại đức đại duyên, lại có thêm lòng quyết tâm mạnh mẽ cầu đạo thì khó mà gặp được. Vậy chẳng lẽ người tu học cầu đạo khó khăn đến thế sao? Xin nói rằng chẳng phải vậy, đó là tại bởi người tu học không biết đường mà cầu nên nghĩ nó rối mà thôi! Thường nói đến mỗi một cá nhân đều trải qua vô vàn kiếp để đến với đại đạo. Có mấy ai khi vừa mới xuất hiện đã có duyên với đại đạo đâu. Có kẻ vô tình đến đất đạo, có kẻ vô tình gặp đạo nhân, có kẻ thì tình cờ đọc được một cuốn đạo kinh hay nghe người ta nhắc đến đạo, nhiều lắm. Tiểu đạo nhân ta ứng theo sư tổ nói rõ về tính công chân chính của đại đạo. Kẻ sĩ thiên hạ không biết đâu là đường đến với đạo thì đây là báu vật. Học trò tu học đạo gia hiểu thêm về bí quyết chân chính của cổ tiên mà sớm ngày lên trời.

Người thế gian thắc mắc tông ta có từ khi nào, ta liền bảo hãy đọc đạo kinh. Họ vẫn cứ chẳng hiểu, ta liền chỉ đạo kinh có câu: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, rồi có nói “thượng đế chi tiên”. Tam ở đây là vũ trụ, đạo có trước cả thượng đế, có trước vũ trụ vạn vật, đạo của ta tồn tại trước khi có tôn giáo. Đại đạo là chung là duy nhất vốn chẳng hai, đại đạo không phải là tôn giáo, ấy vậy mà có tên đạo gia. Tính công của đạo gia nằm ở đạo đức kinh, nam hoa kinh, thanh tĩnh kinh, xưng hư chân kinh, thái thượng cảm ứng thiên vv. Người mới học thì ban đầu hãy tụng cảm ứng thiên, sau dần chuyển qua thanh tĩnh kinh và đạo đức kinh. Đồng thì đọc thêm nam hoa xung hư để hiểu thêm lý đạo, đó chính là chân quyết tổ tổ tương truyền. Kẻ tụng đọc đạo kinh giống như ngồi với đại đạo, lắng nghe đại đạo nói, nhìn ngắm đại đạo, có khác gì gặp được bậc trước cả thượng đế đâu ? Đạo của ta gần gũi với muôn loài chúng sinh.

Bàn về đại đạo công phu thì không nằm ngoài tính mệnh thần khí, thần thì ưa bay bổng có xu hướng đi lên, khí thì trầm nặng có xu hướng đi xuống. Mệnh công dùng khí điểm hóa thần mà thần khí ở trung, hay còn gọi là quy trung. Còn tính công chân chính của đạo gia thì tu thần mà sau này thần quyến luyến khí rồi cũng quy trung vậy. Học trò đạo gia chân truyền xưa nay ai cũng hành đủ hai điều trên. Kẻ sĩ cầu đạo thì nhờ kinh văn tính tu mà có thể gieo duyên, dưỡng tâm mà cũng bắt đầu chân chính tu đạo. Hai chữ quy trung cũng là bí mật nghìn đời chẳng tiết lộ, ta đặc biệt chỉ rõ về lý. Còn về hành, hãy cầu phúc đức mà chờ thầy truyền, không thể tự ngộ. Ấy đều là tính mệnh song tu, thần khí lưỡng hành, chẳng thiên về bên nào. Pháp tu tính công này chẳng đòi hỏi căn cơ, người người đều có thể hành trì.

Kinh đạo gia tàng ẩn lý đạo, hãy tham ngộ những câu đầu thanh tịnh kinh. Kinh văn đó là qui tắc đại đạo, chứa đựng khí cơ đại đạo, tụng lên tất có ứng. Tụng kinh thì tai nghe tâm thấy nguyên thần hiểu và tiếp nhận khí. Bởi nguyên thần vốn thể gần với đạo hơn cả, tính linh minh. Đây là trực tu nguyên thần, rồi từ nguyên thần mà có ứng thân. Người ta thường nghe tới sự mê hoặc quyến rũ của thần chú, là gốc của vũ trụ nhưng có hiểu đạo kinh là ẩn tàng khí cơ của đại đạo chăng? Tiểu đạo nhân ta gọi đó là đại đạo ngôn.

Người tu học xưa nay còn khá nhiều sai lầm nữa, đó là muốn từ bỏ nhân tâm. Đấy vốn bởi nghìn năm nay đan kinh không dám tiết lộ. Nhân tâm chính là ta, luyện kỷ cũng là từ nhân tâm. Trong quá trình tu đạo sư tổ thường bảo” nhanh hay chậm vốn ở nhân tâm của ngươi, luyện kỷ tối nan là vậy”. Đó là nói tới trong quá trình tu luyện, mức quyết tâm, sự chăm chỉ, nề nếp sinh hoạt đều là nhân tố quyết định thành công nhanh hay chậm của kẻ đó. Những việc đó đều là thuộc nhân tâm, ấy cũng là luyện kỷ.

Tới đây ta bàn thêm về luyện kỷ. Thánh nhân nói: Nhân chi sơ tính bản thiện. Nhân tâm trẻ thơ vốn trong trẻo sáng láng, khi lớn vì môi trường ăn uống cùng hoạt động mà dần xấu đi. Người học đạo thường muốn diệt trừ nhân tâm, ức chế nhân tâm, sai lầm lớn đó! Tu đạo là để nhân tâm thông với với thiên tâm. Nhân tâm không tốt, ưa tranh đoạt, ngại khó mà mong chờ, vô vàn cái xấu của người thế gian đến với đạo kể chẳng hết. Đó đều là chướng ngại đẩy nhân tâm ngày càng rời xa thiên tâm. Kẻ học đạo tự vấn tâm mình, sửa chẳng bao giờ là muộn. Thử hỏi các bậc tổ có ai là không quyết tâm cầu đạo lớn lao, đâu có thiếu kẻ lặn lội vài chục năm trời cầu tìm mà chí chẳng sờn. Đọc sách cổ tích cũ, học theo người xưa, dùng cái nhìn của ta mà xem nhân tâm ta, rồi lại dùng cái nhìn của thiên hạ mà quán xét ta, rồi lại lấy cái chuẩn của thánh nhân mà suy xét mình. Thầy ta có một cách rất hay: hãy suy nghĩ đơn giản thì nhân tâm cũng trong sáng hơn vậy! Nhân tâm trong sáng thì đường đến với đại đạo thênh thang rộng mở, chẳng có gì là khó cả!

Người học đạo thế gian hãy ghi nhớ câu về thể đạo sau đây “ đạo khả đạo, phi thường đạo”. Cái đạo mà bất biến thì chẳng phải là đại đạo. Đại đạo đã chẳng bất biến thì thế gian có gì là bất biến nữa đây? Theo đạo một ngày thì rời xa luân hồi khổ sở một ngày, hãy bắt tay càng sớm càng tốt. Việc trong thế gian này có gì nằm ngoài phúc đức công hạnh đâu, kể cả việc thành tiên đắc đạo.

Tính trong mệnh, mệnh trong tính, kinh văn chỉ phát huy tác dụng khi toàn thân thư thái, thanh thản.Muốn vậy, hãy vận động trước khi đọc kinh, và sau khi đọc kinh.Người biết gì thì tập đó, quan trọng là khí huyết lưu thông, không biết gì thì đi bộ cũng tốt.

Cái khó nhất đối với người thường chính là nhân tâm, muốn nhân tâm trong sáng mà thông suốt, hãy nhớ kỹ lấy 1 câu thông thường nhất, ”nhân chi sơ, tính bản thiện”.Sau khi vận động, tập trung đọc câu đấy 5 phút, sẽ cảm giác mình thanh thản và quay về thời còn là trẻ con, trong tâm chỉ có phản ứng trực tiếp chân thật, mà ko có sự vặn xoắn quanh co nào.Sau đó thì đọc kinh, vậy là được.

Người mộ đạo chỉ cần nhớ kỹ “Hạo Nhiên Chính Khí, Vạn Cổ Trường Tồn”, giữ lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà ko tự thẹn với lòng, thì tâm trung chính mà thanh thản vạn kiếp.

———

Thiên chi đạo lý

“Thiên chi đạo tổn hữu dư bổ bất túc”, tức là thừa thì bớt đi, thiếu thì thêm vào, tạo thành sự
vừa đủ, như lời cổ triết “cầu vừa đủ xài”, như huấn ngôn của tổ sư “tri túc bất nhục”. Tu đạo là
cần mẫn học tập “thầy thiên đạo” cách thức duy trì sự vừa đủ, chắc chắn nghiệm ra học theo
thiên đạo thì được ích lợi càng ngày càng nhiều, “ vi học thiên đạo nhật ích”, những điều bản
thân làm sai đạo trời càng lúc càng giảm, “vi thiên đạo nhật tổn nhân chi đạo”, không phạm
sai lầm nghịch thiên hành nhân chi đạo, đã thiếu càng thiếu, đã thừa càng thừa, cái cảnh kẻ ăn
không hết, người lần chẳng ra, “nhân chi đạo tổn bất túc nhi phụng hữu dư”.
Người sống có đức, người thiện rốt ráo, chung quy đi chung quy lại cũng là người hành theo
thiên chi đạo lý này mà thôi. Thiên hạ thiếu cái mình dư mà mình đem cái mình dư cho thiên
hạ, tức là hành thiện tích đức, lá lành đùm lá rách, thiên đạo tự nhiên gần gũi, thân cận, lâu
ngày tự nhiên chứng đắc thánh nhân. Tổ sư dạy người có dư, đem dư giúp đỡ cho sự thiếu
thốn của thiên hạ mà không đòi hỏi báo đáp thì người đó là thánh nhân.
Đạo lý này cực kỳ giản dị nhưng không mấy ai hành theo, để rồi tự rước phiền phức, tiếc hận
không nguôi, than ôi, chí đạo khó truyền.

Công phu cơ bản cho mọi người:

2 cạnh ngoài bàn chân song song,

2 cạnh trong bàn chân tự tạo thành chữ bát,

tấn xuống 1 chút,

gọi là nhị tự kiềm dương mã.

Cổ thẳng, mặt thẳng bình thường,

nếu cơ thể bị giật mà mặt tự ngước lên thì để nguyên.

Thân người trung chính, trục giữa thân người vuông
góc với mặt đất.

Chân này là bắt chước cây, hút ngũ hành của đất mẹ, mà bổ cho mình, đồng thời cân bằng cho
chính mình.

Phần tay, chính là vô cực, vì sao lại là vô cực. Vì 2 tay cong, đối xứng và bằng nhau, thể hiện
âm dương cân bằng, hòa vào nhau. Không gồng người khi tập, toàn thân trong trạng thái ổn
định bình hòa. Tập 20 phút, đi lại 1 chút, thì ngồi ghế, hoặc ngồi đất bán già chân trái đặt bên
trên, 2 tay thả lỏng, úp trên đầu gối, thả lỏng người, nhắm mắt, nghỉ ngơi 5-10 phút. Tránh
ngồi tê chân. Tập vào sáng sớm mới ngủ dậy, quay mặt về hướng đông. Tập lúc không no,
không đói. Có thể gia tăng thời lượng tập 1 cách từ từ. Tối đa là 40 phút.